Tên gọi Trung_Quốc_(khu_vực)

Trung Hoa

Xem chi tiết về tên gọi "Trung Quốc" và "Trung Hoa" trong bài Các tên gọi của Trung Quốc.Di Hòa Viên, Bắc Kinh, Trung Quốc

Trung Quốc, có nghĩa là "quốc gia Trung tâm" hay "vương quốc ở trung tâm". Tên gọi này không chỉ mang ý nghĩa Trung Quốc ở giữa các nước khác mà còn thể hiện Trung Quốc là ở trung tâm "thiên hạ", có văn hóa và sức mạnh nổi trội hơn các dân tộc và quốc gia xung quanh[1][2].

Tên gọi Trung Quốc đã không được dùng thống nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc, và thể hiện sắc thái văn hóa và chính trị. Vào thời Xuân Thu, nó được dùng để mô tả về mặt chính trị các nước xuất phát từ nhà Tây Chu, nằm trong châu thổ Hoàng Hà, không tính các nước như Sở dọc theo Trường GiangTần ở phía tây. Tuy nhiên vào thời nhà Hán, Sở và Tần kết nối vào Trung Quốc và được coi là một bộ phận của "Trung Quốc mới". Và theo dòng lịch sử, tên gọi này dần ổn định và chỉ toàn bộ lãnh thổ dưới sự cai trị của chính quyền đế quốc trung ương.

Tên gọi "Trung Quốc" trong các ngôn ngữ Tây phương

Tây An, thời cổ đại gọi là Trường An, là kinh đô của 13 triều đại phong kiến khác nhau (bao gồm HánĐường) của Trung Quốc.

Tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác dùng tên China (và tiền tố Sino-), mà nhiều người coi là tên xuất phát từ tên "nhà Tần" (Qin) là triều đại đầu tiên đã thống nhất Trung Quốc, mặc dù vẫn còn nhiều chi tiết cần làm rõ thậm chí nguồn gốc của nó còn nhiều tranh cãi. Mặc dù thực tế nhà Tần chỉ tồn tại rất ngắn và thường bị coi là cực kỳ tàn bạo, nhưng nó đã xác lập một kiểu chữ viết thống nhất tại Trung Quốc và gọi người nắm quyền tối cao của Trung Quốc là "Hoàng đế". Kể từ thời nhà Tần trở đi, những thương nhân trên Con đường tơ lụa đã sử dụng tên gọi "China". Ngoài ra còn nhiều thuyết khác về nguồn gốc của từ này.

Trong bất kể trường hợp nào, từ China đã đi vào nhiều ngôn ngữ theo Con đường tơ lụa trước khi nó truyền tới châu Âu và nước Anh. Từ China của phương Tây đã được người Nhật chuyển tự thành Chi Na và dùng từ thế kỷ XIX, và trở thành một từ có tính chất tiêu cực trong tiếng Nhật.

Tên gọi China theo nghĩa hẹp chỉ Trung Quốc bản thổ, hoặc Trung Quốc bản thổ cùng với Mãn Châu, Nội Mông, Tây TạngTân Cương, một kết hợp đồng nghĩa với thực thể chính trị Trung Quốc vào thế kỷ XXXXI; biên giới giữa các khu vực này không nhất thiết phải đúng theo ranh giới các tỉnh Trung Quốc. Trong nhiều văn cảnh khác nhau, "Trung Quốc" thường được dùng để chỉ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay Đại lục Trung Quốc, trong khi "Đài Loan" được dùng cho Trung Hoa Dân Quốc. Bình thường, trong văn cảnh kinh tế hay kinh doanh, "Đại Trung Hoa địa khu" dùng để chỉ Đại lục Trung Quốc, Hồng Kông, Ma CaoĐài Loan.

Bản đồ Thế giới của Ptolemy, phía bên phải là Sinae hay Trung Quốc được thực hiện khoảng Thế kỷ II trước CN

Các nhà Trung Quốc học thường dùng Chinese theo một nghĩa hẹp gần với cách dùng kinh điển của "Trung Quốc", hoặc để chỉ sắc dân "Hán", là sắc dân chiếm đại đa số tại Đại lục Trung Quốc.

Trong một số trường hợp thì tên gọi "Trung Quốc đại lục" rất thích hợp để chỉ Trung Quốc, đặc biệt khi để phân biệt với các khu vực có thể chế chính trị khác biệt như Hồng Kông, Ma Cao và các lãnh thổ do Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) quản lý.